Trong bài viết đầu tiên của mục DeFi trong sê-ri Cẩm nang tiền điện tử của CMC năm 2023, Trust Wallet sẽ đưa ra các xu hướng chính của việc tự quản lý tiền điện tử trong năm 2023.
Lưu ý: Thông tin này được thu thập thông qua các cuộc khảo sát người dùng được thực hiện với người dùng Trust Wallet.
Cuối năm 2022, phong trào "không phải chìa khóa của bạn, không phải tiền của bạn" đã được đưa lên hàng đầu theo quy mô mà tiền điện tử chưa từng thấy trước đây. Khi chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều tổ chức tiền điện tử lớn sụp đổ, tạm dừng các khoản rút tiền và nộp đơn xin phá sản, người dùng tiền điện tử đang gặp phải những tác động theo thời gian thực về những gì có thể xảy ra khi bạn tin tưởng giao chìa khóa của mình cho một thực thể mang tính tập trung.
Mặc dù năm 2022 sắp kết thúc khi nền tảng của thị trường tiền điện tử bị lung lay, nhưng sự bất ổn cũng đã mang đến cho những người đam mê tiền điện tử cơ hội tìm hiểu thêm về những lợi ích tiềm năng của việc tự giám sát (self-custody). Làm thế nào để không gian tiền điện tử có thể trở nên mạnh mẽ hơn và am hiểu hơn vào năm 2023, áp dụng những bài học mà họ đã học được một cách khó khăn về các sàn giao dịch tập trung? Các nhà giao dịch tiền điện tử sẽ lưu trữ coin của họ ở đâu?
Có hai điểm chính từ việc quan sát hành vi của người dùng Trust Wallet.
Bài học rút ra 1: Người dùng Trust Wallet đang chuyển từ giải pháp giám sát (custodial) sang tự giảm sát (self-custodial)
43% người dùng Trust Wallet được khảo sát vẫn lưu trữ một lượng đáng kể tiền điện tử của họ trên các sàn giao dịch mang tính tập trung. Tuy nhiên, 57% người dùng còn lại tự quản lý phần lớn tài sản của họ trên Trust Wallet.
Các yếu tố đóng góp chính:
Với các sự kiện gần đây trong ngành công nghiệp tiền điện tử, khách hàng của sàn giao dịch tập trung đã mất niềm tin và đang lấy lại quyền kiểm soát tiền điện tử của họ bằng cách áp dụng các giải pháp cho phép họ có toàn quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Xu hướng này đang được thúc đẩy bởi những lợi ích đi kèm với quyền sở hữu thực sự và nó mang lại những động lực lớn hơn cho việc lưu trữ tiền điện tử trong ví nóng hoặc ví lạnh phi tập trung. Hậu quả của việc FTX sụp đổ là rất đáng tiếc, nhưng nó cũng làm nổi bật lý do tại sao người dùng tiền điện tử lại khẩn cấp hơn bao giờ hết trong việc chuyển tiền của họ từ các sàn giao dịch hoặc tổ chức giám sát mang tính tập trung sang các ví không giám sát (non-custodial) mà họ sẽ có toàn quyền kiểm soát khóa riêng tư của mình. Trên thực tế, Trust Wallet đã chứng kiến số người dùng hoạt động tăng 140% trong vài ngày đầu tiên xảy ra sự cố FTX và tiếp tục chứng kiến số người dùng hoạt động tăng hàng tuần kể từ sau sự cố.
Bài học rút ra 2: Người dùng Trust Wallet mới đang tìm cách áp dụng giải pháp ví một cửa cho tất cả các nhu cầu về tiền điện tử của họ
Những người dùng mới bắt đầu sử dụng Trust Wallet trong năm 2022 chỉ muốn sử dụng một ví cho tất cả các hoạt động tiền điện tử của họ. Đương nhiên, các ví có phạm vi bao phủ đa chuỗi rộng rãi sẽ có vị trí tốt hơn trong việc phục vụ nhu cầu của những người dùng đang tìm kiếm một giải pháp dễ sử dụng cho phép họ quản lý tài sản của mình trên nhiều mạng blockchain ở một nơi.
Các yếu tố đóng góp chính:
Rõ ràng là tương lai của tiền điện tử sẽ là đa chuỗi (multi-chain). Người dùng không muốn là họ cần phải quản lý nhiều ví thì mới có thể tương tác với các blockchain khác nhau và có đầy đủ tiện ích trên tài sản của họ. Ngược lại, họ tìm kiếm trải nghiệm ví liền mạch, giúp họ làm tất cả điều đó ở một nơi. Họ chủ yếu muốn lưu trữ và quản lý tài sản tiền điện tử của họ từ tất cả các hệ sinh thái blockchain hàng đầu. Họ cũng muốn có thể hoán đổi tài sản của họ trên các chuỗi khác nhau, kết nối với ứng dụng phi tập trung (DApp) trên các hệ sinh thái khác nhau, lưu trữ và giao dịch NFT trên nhiều chuỗi và đặt cọc (stake) các loại tiền điện tử khác nhau trên một ví duy nhất, nơi họ có thể dễ dàng theo dõi và có khả năng hiển thị trên tất cả tài sản của họ.
Kết luận
Rõ ràng là cần có các giải pháp tự giám sát cơ bản. Tuy nhiên, để đạt được việc áp dụng đại trà, các công ty trong ngành cần phải hợp tác làm việc cùng nhau để vượt qua những thách thức chính. Điều này cuối cùng sẽ giúp tất cả mọi người đều có thể sở hữu tài sản kỹ thuật số và có khả năng truy cập Web3.
Điều này bao gồm việc cung cấp một cơ sở hạ tầng an toàn và có thể mở rộng, dễ sử dụng. Ngay bây giờ, chúng ta vẫn đang ở giai đoạn mà chúng ta vẫn cần đọc ở cấp độ mã (code level), điều đó có nghĩa là vẫn chưa có giải pháp. Người dùng cần phải được đào tạo tương đối về tiền điện tử để có thể dễ dàng sử dụng các ví tự giảm sát (self-custodial). Đồng thời, để lĩnh vực này phát triển hơn nữa, các nhà cung cấp ví nên tập trung nỗ lực vào việc mang lại giá trị thực cho người dùng bằng cách kích hoạt tiện ích tiền điện tử theo những cách khác nhau.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta nên hợp tác chặt chẽ với nhau như một ngành để cung cấp việc đào tạo Web3. Chúng ta nên tập trung vào đào tạo ở quy mô lớn hơn vượt ra ngoài người dùng của mình — chúng ta phải chấp nhận thử thách thể hiện lợi ích của tiền điện tử cho các cơ quan quản lý và các bên liên quan khác để trao quyền cho nhau để có thể hoàn thành sứ mệnh của Web3.