Bài viết hướng dẫn đầy đủ về Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) và Điểm giao cắt vàng (Golden Cross)
Crypto Basics

Bài viết hướng dẫn đầy đủ về Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) và Điểm giao cắt vàng (Golden Cross)

5m"
2 years ago

Có rất nhiều cách phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, đôi khi, tốt nhất là bạn chỉ cần xem lại những điều cơ bản.

Bài viết hướng dẫn đầy đủ về Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) và Điểm giao cắt vàng (Golden Cross)

Mục lục

Có rất nhiều cách phân tích kỹ thuật, nhưng đôi khi tốt nhất là bạn nên quay lại với những điều cơ bản. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về điểm giao cắt tử thần và điểm giao cắt vàng, hai trong số các chỉ báo kỹ thuật phổ biến và dễ xác định nhất. Điểm giao cắt (Cross) là một sự kiện đơn giản mà ai cũng có thể học cách xác định và sử dụng.
Điểm giao cắt vàng và điểm giao cắt tử thần là khi đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn cắt nhau. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một cách ngắn gọn về khái niệm đường trung bình động là gì.

Đường trung bình động là một chỉ báo được sử dụng để đơn giản hóa hướng xu hướng của tài sản. Nó lấy giá trung bình trong một khung thời gian nhất định. Ví dụ: đường trung bình động trong 50 ngày biểu thị giá trung bình của 50 ngày qua. Vào một ngày mới, nó sẽ xóa điểm dữ liệu cũ nhất và thêm một điểm mới. Các đường trung bình động được sử dụng phổ biến nhất là đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.

Đọc thêm về đường trung bình động tại đây!

Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) là gì?

Một điểm giao cắt tử thần xảy ra khi đường trung bình động ngắn hơn cắt phía dưới đường trung bình động dài hơn. Ví dụ: khi đường trung bình động 50 ngày giảm xuống dưới đường trung bình động 200 ngày. Điều này cho bạn biết rằng xu hướng ngắn hạn yếu hơn nhiều so với xu hướng dài hạn, và do đó thị trường có thể được coi là giảm giá.

Tuy nhiên, trước khi điểm giao cắt tử thần xảy ra, giá có thể đã lùi lại khá xa so với mức cao. Nhìn chung, thị trường đang có xu hướng đi lên, và các đường trung bình động ngắn hạn nằm phía trên các đường trung bình động dài hạn. Có thể cần đến một sự sụt giảm nghiêm trọng để giá kéo xuống mức trung bình ngắn hạn đủ để nó vượt xuống dưới mức trung bình dài hạn.

Điều này có nghĩa là, đôi khi điểm giao cắt tử thần đưa ra một tín hiệu giả, nơi giá thực sự tìm thấy đáy ngay sau khi tín hiệu xuất hiện.

Điểm giao cắt tử thần trong chứng khoán và tiền điện tử là gì?

Dưới đây là một vài ví dụ về điểm giao cắt tử thần. Biểu đồ dưới đây cho thấy điểm giao cắt tử thần gần đây trên Nasdaq 100, một trong những chỉ số chứng khoán chính ở Hoa Kỳ. Như bạn có thể nói, điểm giao cắt tử thần chỉ xảy ra ba tháng sau khi Nasdaq lên top.

Tuy nhiên, nó tiếp tục giảm thêm 10%. Do tính chất độ trễ của nó, nó cũng có thể đưa ra các tín hiệu giả. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, Nasdaq 100 cũng có một điểm giao cắt tử thần sau vụ sụt giảm vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng đảo ngược tín hiệu và tiếp tục đi lên trong hơn một năm.

Điểm giao cắt tử thần không chỉ xảy ra với cổ phiếu hoặc chỉ số. Chúng ta sẽ xem xét tiền điện tử để biết các ví dụ khác về điểm giao cắt tử thần.

Ví dụ về Điểm giao cắt tử thần của Bitcoin

Gần đây, điểm giao cắt tử thần cũng là một tín hiệu trên biểu đồ bitcoin. Chỉ trong năm vừa qua, điểm giao cắt tử thần đã xuất hiện hai lần! Một lần vào tháng 6/2021 và một lần vào tháng 1 vừa qua. Những điểm giao cắt tử thần này đã xảy ra khá lâu sau khi thị trường lên giá top đầu nhưng vẫn tiếp tục đẩy giá xuống khá nhiều.

Tóm lại, điểm giao cắt tử thần xảy ra khi xu hướng tăng đảo ngược và xu hướng giảm đang diễn ra. Có thể mất một khoảng thời gian để nó xuất hiện, tùy thuộc vào độ gần của hai đường trung bình động với nhau. Nói chung, xu hướng tăng càng dốc thì càng mất nhiều thời gian để xảy ra điểm giao cắt giảm giá một khi giá bắt đầu đảo chiều.

Điểm giao cắt vàng (Golden Cross) là gì?

Điểm giao cắt vàng là người anh em của điểm giao cắt tử thần khi giá tăng. Hầu hết những người tham gia thị trường có xu hướng thích điểm giao cắt vàng, vì nó báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng tăng giá mới. Trái ngược với điểm giao cắt tử thần, điểm giao cắt vàng xảy ra khi đường trung bình động ngắn hơn cắt phía trên đường trung bình dài hơn. Ví dụ: khi đường trung bình động 50 ngày cắt phía trên đường trung bình động 200 ngày. Điều này cho bạn biết rằng xu hướng ngắn hạn mạnh hơn nhiều so với xu hướng dài hạn. Do đó, thị trường có thể được coi là tăng giá. Tuy nhiên, trước khi điểm giao cắt vàng xảy ra, giá có thể đã tăng lên một chút so với giá đáy.

Điểm giao cắt vàng trong chứng khoán và tiền điện tử là gì?

Dưới đây là một vài ví dụ về điểm giao cắt vàng. Biểu đồ dưới đây cho thấy một trong những ví dụ điển hình về điểm giao cắt vàng trong lịch sử gần đây. Sau điểm giao cắt vàng này, S&P 500 đã tiếp tục tăng trong gần 18 tháng liên tiếp. Điều đó nói về một dấu hiệu mạnh mẽ! Như bạn có thể thấy, đường trung bình động 50 ngày đã cắt phía trên đường trung bình động 200 ngày; và phần còn lại là lịch sử.

Tuy nhiên, điểm giao cắt vàng không chỉ xảy ra với cổ phiếu hoặc chỉ số. Chúng ta sẽ cùng xem xét tiền điện tử để biết các ví dụ khác về điểm giao cắt vàng.

Ví dụ về Điểm giao cắt vàng của Bitcoin

Điểm giao cắt vàng đã gây ra các đợt tăng giá mạnh (rally) Bitcoin mạnh mẽ trước đây. Như biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy một ví dụ điển hình về điểm giao cắt vàng vào tháng 4/2019, sau khi thị trường gấu Bitcoin chạm đáy. Điểm giao cắt vàng đã châm ngòi cho một đợt tăng giá mạnh (rally), đưa bitcoin trở lại mức cao nhất là 13k.

Tuy nhiên, cũng như điểm giao cắt tử thần, điểm giao cắt vàng cũng có thể đưa ra tín hiệu giả. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới, Bitcoin đã có một điểm giao cắt vàng ngay trước đợt “Sụp đổ do COVID” vào tháng 3/2020. Điều này thật khủng khiếp. Điểm giao cắt vàng vào tháng 5 trong năm đó đã thành công hơn nhiều, vì nó diễn ra trước đợt tăng giá mạnh (rally) khiến Bitcoin đạt mức giá trên 60 nghìn USD.

Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) và Điểm giao cắt vàng (Golden Cross)

Cả hai điểm giao cắt vàng và điểm giao cắt tử thần đều là những tín hiệu dễ dàng để xác định và sử dụng trong các phân tích của bạn. Tuy nhiên, do tính chất độ trễ của các chỉ báo, nó có thể dẫn đến các tín hiệu giả hoặc tín hiệu muộn so với sự thay đổi xu hướng. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, điểm giao cắt vàng đã gây ra các xu hướng tăng giá trong nhiều tháng trước đó, vì vậy việc trễ một vài tuần có thể không khiến bạn lo lắng quá.

Hầu hết mọi người nhìn vào biểu đồ hàng ngày để xác định điểm giao cắt vàng và điểm giao cắt tử thần, nhưng ý tưởng này có thể áp dụng rộng rãi cho bất kỳ khung thời gian nào, nó chỉ mang nhiều ý nghĩa trên các khung thời gian cao hơn, với cái giá là độ trễ tăng lên.

Do đó, như với bất kỳ chỉ báo nào khác, tôi tin rằng bạn nên sử dụng chỉ báo này kết hợp với một vài chỉ báo khác. Đừng sử dụng quá nhiều, nhưng hãy xây dựng một hệ thống mà khi kết hợp chúng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết chính xác về xu hướng, sự thay đổi xu hướng, và hướng thị trường tổng thể.

Trên đây là tất cả những tóm tắt cơ bản về điểm giao cắt vàng và điểm giao cắt tử thần, và cách tôi muốn kết hợp chúng vào hệ thống giao dịch của mình. Như thường lệ, vui lòng ghi nhớ rằng bài viết này dựa trên kinh nghiệm hạn chế của tôi trong giao dịch tiền điện tử và không nên được coi là tài liệu giáo dục hoặc lời khuyên. Hãy thực hiện thẩm định riêng của bạn. Chúc bạn vui vẻ và kiếm được lợi nhuận!

Bài viết này bao gồm đường link đến các trang web của bên thứ ba hoặc các nội dung khác chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin (“Trang web của bên thứ ba”). Trang web của bên thứ ba không thuộc quyền kiểm soát của CoinMarketCap và CoinMarketCap không chịu trách nhiệm về nội dung của bất kỳ Trang web của bên thứ ba nào, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ đường link nào có trong Trang web của bên thứ ba, hoặc bất kỳ thay đổi hoặc cập nhật nào đối với Trang web của bên thứ ba. CoinMarketCap chỉ cung cấp các đường link này cho bạn nhằm mục đích thuận tiện, và việc đưa vào bất kỳ đường link nào không ngụ ý về sự xác nhận, chấp thuận hoặc đề xuất của CoinMarketCap đối với trang web hoặc bất kỳ sự liên kết nào với các nhà điều hành của họ. Bài viết này được sử dụng để và chỉ được sử dụng để cung cấp thông tin. Điều quan trọng là bạn phải tự nghiên cứu và phân tích trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào được mô tả trong bài viết. Bài viết này không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu là lời khuyên tài chính. Các quan điểm và ý kiến được trình bày trong bài viết này là của [công ty] của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của CoinMarketCap.
23 people liked this article